This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Tuesday, March 17, 2015

Lưu ý khi thắt cà-vạt dành cho phái mạnh


Xây dựng cuộc sống của bạn: Sự quyết tâm



Nếu như bạn thật sự muốn trở thành một người đàn ông thành công, bạn cần rèn luyện được cho mình đức tính quyết tâm. Sự quyết tâm chính là việc bạn luôn kiên định cho đến khi có thể hoàn thành được những gì mà bạn đã lên kế hoạch thực hiện trước đó. Benjamin Franklin đã liệt kê đây như là một trong bốn đức tính nổi bật của con người ông. Bởi vì khi tự rèn luyện được đức tính này có nghĩa là ông sẽ chắc chắn rằng bản thân luôn làm việc hết sức có thể.
Tôi đã gặp không biết bao nhiều người lên cho mình cả tá kế hoạch nghe qua thì rất hay ho, nhưng cuối cùng lại chẳng thể thực hiện nổi bởi bản thân không đủ quyết tâm. Nhưng tôi cũng đã gặp không ít người khác đã thành công mặc cho có bao nhiêu khó khăn; và bí quyết không có gì khác ngoài lòng quyết tâm của họ. Có một tấm gương tiêu biểu cho sự quyết tâm này từ vị tướng Macedonia, Alexander Đại đế và trận chiến ở đảo Tyre.
Quyết tâm của Alexander Đại đế trong trận vây hãm đảo Tyre
Alexander Đại đế, một trong số những người đàn ông vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới, lên kế hoạch cho những năm đầu tuổi 20 của mình bằng mục tiêu đánh chiếm vương quốc Ba Tư. Trong suốt quá trình theo đuổi nhiệm vụ tưởng như bất khả thi này, ông đã chiếm đóng hết thành phố này đến thành phố khác. Trong số đó có thành phố của người Phoenic trên đảo Tyre, nơi được xem như căn cứ hải quân hùng mạnh của Ba Tư. Chiến thắng ở đảo Tyre là một bước đi chiến lược trong kế hoạch của Alexander. Tuy nhiên, thực tế Tyre là một thành trì được bảo vệ quá sức vững chắc và việc đánh chiếm dường như không thể. Thành phố nằm cách ngoài khơi bờ biển của Lebanon khoảng một mile (1,6 km). Hơn thế nữa, nó lại còn được bao quanh bởi dãy tường thành cao 200 feet (khoảng 60m) và dày 150 feet (khoảng 45m).

                         
Đánh chiếm một pháo đài như thế tưởng như là bất khả thi với tất cả mọi người, nhưng Alexander lại có thể. Với trí thông minh, lòng dũng cảm và sự tự tin, ông chưa từng chùn bước trước bất kỳ thử thách khó khăn nào. Để thực hiện ý định, Alexander ra lệnh cho đội quân của mình xây dựng một con đường nối từ đất liền tới hòn đảo để có thể tiến hành bao vây được hòn đảo này. Công trình bắt đầu vào khoảng tháng một năm 332.

Hải quân trên đảo Tyre ra sức ngăn cản việc thi công bằng cách bắn hàng loạt mũi tên lửa. Tưởng rằng sự tấn công đó gần như đã cản đường thành công việc xây dựng, nhưng Alexander vẫn không hề nao núng. Ông cho đặt hai toà tháp được trang bị máy bắn đá ở nơi xây dựng để bảo vệ binh lính của ông trước những đợt tấn công từ thuyền của đối thủ. Đáp trả lại hành động này, binh sỹ trên đảo đã tấp đầy thuyền của họ bằng những vật dễ cháy, đốt chúng lên và để chúng lao về phía con đường.
Hàng tháng trời công sức tan thành tro cùng ngọn lửa. Thay vì từ bỏ, Alexander luôn động viên binh lính của mình và bắt đầu một chiến lược mới. Ông xây dựng con đường rộng hơn. Kế hoạch xây dựng đúng như dự kiến trước đó và chỉ còn cách thành lũy của đảo Tyre không xa nữa.
Trong khi việc xây dựng con đường dẫn ra đảo vẫn đang tiến triển tốt đẹp, Alexander bắt đầu lên kế hoạch cho cuộc tấn công bằng thủy quân vào thành phố. Ông tập trung thuyền từ những nơi vừa đánh chiếm được và bao vây cảng ra vào của đảo Tyre. Bằng cách lợi dụng mũi nhọn ở đầu tàu đâm liên tục vào tường thành, Alexander tìm cách cố phá hủy chúng. Nhưng những người dân trên đảo Tyre đã lăn những phiến đã lớn xuống biển để cản trở những con thuyền. Hành động đó đương nhiên vẫn không ngăn nỗi ý chí quyết tâm của Alexander. Ông đặt những cần trục khổng lồ lên thuyền để dỡ từng tảng đá một ra khỏi đường đi của mình.
On a dawn morning during July 332, Alexander readied his troops and weapons for a well-orchestrated siege. His soldiers attacked from the causeway and shot swarms of arrows. Ships’ rams smashed the walls. Catapults flung stones. A small breach was created on the south side of the island and the troops rushed in. Once the Macedonian army entered the city, they easily overtook the garrison and conquered unconquerable Tyre. It had taken Alexander nine months to accomplish what he set out to do. He never once doubted he would succeed.
Vào rạng sáng một ngày tháng Bảy năm 332, Alexander đã tập hợp sẵn sàng đội quân và vũ khí của mình cho một cuộc vây hãm táo bạo nhất trong lịch sử. Binh sỹ của ông tấn công từ những con đường được đắp cao và bắn từng cơn mưa tên vào phía trong thành. Trong lúc đó, thuyền chiến không ngừng phá hủy bức tường thành. Những chiếc máy lăng đá ra sức ném từng tảng đá lớn về phía thành trì kiên cố của đối phương. Khi quân Macedonia tiến được vào thành phố, họ nhanh chóng chiếm các cứ điểm và khuất phục thành trì không thể bị đánh bại Tyre. Alexander mất chin tháng để hoàn thành mục tiêu của mình. Nhưng trong chín tháng đó, chưa một lần ông nghi ngờ về thắng lợi tất yếu cuối cùng.
Rèn luyện tính quyết tâm của bạn
Muốn trở thành một người quyết tâm, trước hết bạn cần suy nghĩ sâu sắc và tìm được ý chí có thể giúp bạn vượt qua hết những trở ngại trên con đường chinh phục mục tiêu mà bản thân đặt ra. Không ai có thể giúp đỡ bạn, nói cách khác, bạn phải tự làm lấy tất cả những điều này. Nhưng dưới đây, tôi có một vài lời khuyên mà tôi nghĩ có thể bổ ích và giúp bạn phần nào trong quá trình trở thành người đàn ông không biết nao núng trước khó khăn.
1. Quyết định xem bạn sẽ phản ứng như thế nào khi đối mặt với khó khăn, trước khi bạn thật sự phải đối mặt với chúng. Có những vấn đề đạo đức mà chắc chắn bạn sẽ phải đối mặt trong đời. Đừng để chúng bị quyết định bởi những khoảnh khắc hoảng hốt. Nếu không, nhiều khả năng bạn sẽ mềm yếu và chọn cách dễ dàng, có thể là lựa chọn sai lầm. Hãy quyết định ngay bây giờ những điều bạn sẽ làm và sẽ không làm, để không bao giờ phải phân vân về chúng nữa.
2. Hoàn toàn tin tưởng. Ngay trước cuộc vây hãm đảo Tyre, Vua Darius đệ Tam của Ba Tư đã đề nghị đình chiến, đổi lại bằng đất đai và con gái của ông. Alexander từ chối và buộc Darius phải gọi ông là “Vua của cả Châu Á”, chứ không phải ngang hàng. Ông đáp lại thêm, “Ta sẽ truy đuổi ngươi, dù ngươi ở đâu.” Không bao giờ nghi ngờ khả năng thành công của mình và không thỏa hiệp.
3.  Viết ra mục tiêu của mình mỗi ngày. Bằng cách này, bạn sẽ tập trung hoàn toàn vào mục tiêu bạn muốn đạt được. Biết chính xác đích đến của mình sẽ tạo động lực cho bạn giữ sự kiên định ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn.
4. Thay đổi chiến lược. Người ta thường mất đi sự kiên định bởi chưa thành công. Nhưng thất bại đến thường không phải bởi mục tiêu là bất khả thi, mà bởi chiến lược áp dụng chưa đúng. Albert Einstein từng nói, “Kẻ điên là kẻ làm đi làm lại một việc mà lại mong chờ kết quả khác đi.” Nếu có gì bạn cảm thấy không ổn, hãy thay đổi. Bạn cần phải linh hoạt để thành công. Đó là điều mà Alexander đã làm. Ông bắt đầu với con đường, và khi chỉ con đường là chưa đủ, ông thêm vào máy bắn đá và các chiến thuyền.
5. Tự thưởng bản thân. Nếu mục tiêu bạn đề ra là rất lớn, hãy chia chúng thành những bước đi nhỏ và tự thưởng bản thân mình với mỗi bước đi thành công. Binh lính của Alexander nổi tiếng là tuyệt đối trung thành với ông. Ông tạo ra long trung thành này và giữ sự kiên định của binh lính bằng cách ghi nhận và tưởng thưởng cho sự dũng cảm trong chiến trận của họ. Hãy áp dụng nguyên tắc tương tự vào bản thân bạn. Với mỗi bước đi thành công, hãy ra ngoài và chiếu chuộng bản thân một chút. Không cần phải đắt tiền. Mua một cuốn tạp chí bạn thích và một bữa ăn ngon cho mỗi công việc hoàn thành sẽ tạo động lực cho bạn làm việc không ngừng nghỉ.

Xây dựng cuộc sống của bạn: Tĩnh tâm



Đây là bài viết thứ 11 trong chuỗi bài viết về 13 đức tính đáng học tập của Benjamin Franklin.


 “SỰ ĐIỀM TĨNH. Đừng để những chuyện lặt vặt hay vài tai nạn vô ý làm bạn cảm thấy lo lắng”
Mỗi ngày chúng ta phải đối mặt với vô vàn điều khó chịu lặt vặt. Một tên ngốc cắt ngang xe bạn khi đang đi làm, xe bị xì lốp, ai đó lấy nhầm phần ăn trưa... Dù mỗi việc này nghe qua đều có vẻ không đáng nhưng chúng sẽ in hằn vào đầu bạn và lây lan ra. Sự bực bội tầm thường đe dọa không cho chúng ta tận hưởng cuộc sống và sẽ sớm nổ tung chỉ bởi những việc tưởng là cỏn con. Cuối cùng, chúng ta dần trở thành những người đáng ghét với bộ mặt luôn cáu kỉnh.
Trong văn hóa phương Tây, sự tức giận đôi lúc đi kèm với sự cứng rắn và thể hiện phần nào phẩm chất “đàn ông”. Mặc dù không nói ra nhưng chúng ta vẫn thường âm thầm tán thưởng những kẻ nóng nảy đã hết kiên nhẫn với bọn đại ngốc làm hắn điên đầu. Tuy vậy, trong hầu hết trường hợp, tính nóng giận thường chỉ là một vỏ bọc dữ dội được dùng để che dấu cho sự không an toàn và yếu ớt của những gã đàn ông thiếu đi chỗ dựa, không biết cách giải quyết vấn đề hay đưa ra quyết định của bản thân. Những gã đàn ông thực sự thường ứng xử với cái đầu lạnh và luôn điềm tĩnh trong mọi hoàn cảnh, dù chuyện gì xảy ra.
Có hai cách nguy hại tương đương nhau được rất nhiều đàn ông sử dụng khi giận dữ. Một vài người mặc kệ cho cơn giận tự bùng phát mà không tìm cách chế ngự chúng. Nhưng thực tế, cách làm này chỉ thổi phồng cơn giận và đem lại những hậu quả tiêu cực với cả họ và những người xung quanh. Một số khác lại cố thử dồn nén sự nóng giận đó vào trong. Việc này cũng không giúp gì hơn ngoài việc làm họ trông mệt mỏi phát ốm bởi phải chịu đựng quá nhiều thứ.
Tại sao cần tĩnh tâm?
Sự nóng giận là một trong những điều quan trọng nhất mà bạn phải học cách chế ngự. Việc điều khiển được cơn nóng giận sẽ cho bạn sức mạnh làm chủ tất cả những ham muốn nhất thời của bản thân. Hơn thế nữa, chúng còn giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt nhất. Trong khi chúng ta vẫn còn nóng giận, hẳn nhiên chúng ta sẽ không thể suy nghĩ thấu đáo về bất cứ điều gì. Bởi vậy mà chúng ta dễ đưa ra những lựa chọn vội vàng, để rồi phải hối tiếc ngay sau đó. 
Tuy nhiên, không phải mọi sự nóng giận đều không được hoan nghênh. Khi bạn học cách chế ngự cảm xúc tiêu cực này, bạn có thể bắt đầu học cách sử dụng chúng như một công cụ. Biết nóng giận một cách chính đáng, vì những lý do và nguyên nhân cụ thể, là động lực để chúng ta có thể lên tiếng trước những sai lầm của người khác. Nhưng nếu bạn đối mặt với những chuyện lặt vặt hay vài tai nạn vô ý, sự điềm tĩnh vẫn là lựa chọn tốt hơn cả.
Thường xuyên nóng giận không tốt cho sức khỏe của bạn. Chúng ta vẫn thường đánh giá sự nóng giận như một loại cảm xúc, nhưng đừng xem thường chúng. Cảm xúc này ảnh hưởng tới sức khỏe cũng nhiều như với tâm trí chúng ta vậy. Tôi không quan tâm tới lý do làm bạn trở nên nóng nảy, kệ cho nó có là điều gì thật sự đáng giận như bị đánh bởi một gã say hay chỉ vài chuyện vặt vãnh cỏn con kiểu hóa đơn điện thoại có lỗi. Dù là trường hợp nào thì não bộ của bạn cũng phản ứng theo cùng một cách:
Đầu tiên, nồng độ của các hormone như cortisol[1] tăng dần
Hơi thở của bạn gấp gáp hơn
Nhịp tim cũng tăng lên đáng kể
Huyết áp của bạn cao hơn bình thường
Bạn sẽ thấy cơ thể nóng lên và bắt đầu đổ mồ hôi
Con ngươi của bạn dần giãn ra
Và cuối cùng, bạn sẽ cảm nhận một cơn đau đầu đến rất đột ngột
Ở thời tiền sử, phản xạ cấp tính này cực kỳ hữu dụng. Chúng khiến bạn trở nên cảnh giác cao độ và sẵn sàng để phản ứng, dù là giơ nắm đấm lên chiến đấu hay cao chạy xa bay. Ngày nay, cơ thể bạn có thể bị kích thích cao độ nhưng không có một kênh nào để xả nguồn năng lượng này đi.
Lượng hormone tăng cao thường xuyên mỗi khi nóng giận sẽ có ảnh hưởng xấu tới tim của bạn. Một số nghiên cứu đáng tin cậy đã chỉ ra rằng, những người đàn ông có huyết áp bình thường nhưng lại dễ bị kích động thường có nhiều nguy cơ bị mắc bệnh động mạch vành hay các bệnh về tim hơn so với người khác. Nghiên cứu thậm chí còn cảnh báo, khả năng mắc bệnh của những người dễ nóng giận này cao gấp ba lần so với những người biết cách kiềm chế. Những chàng trai trẻ, kể cả được sinh ra trong gia đình không có bệnh di truyền về tim, nhưng lại dễ bị stress khi gặp chuyện bực mình, cũng đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tim sớm cao gấp ba và nhồi máu cơ tim cao gấp năm những người bình thường. Họ cũng nhạy cảm hơn, dễ cảm thấy bối rối hay có những biểu hiện tiêu cực khác.
Sự nóng giận có thể làm tổn thương những người xung quanh bạn. Nếu bạn muốn người khác tôn trọng và tin tưởng mình, bạn phải học cách chế ngự được tâm trạng và cảm xúc của bản thân. Nếu bạn dễ dàng nổi đóa với bất cứ chuyện vặt nào, đồng nghiệp, bạn bè và cả gia đình của bạn cũng sẽ bắt đầu dè chừng với bạn. Hiển nhiên họ sẽ sợ phát khiếp mỗi khi bạn nổi nóng và cảm thấy mất an toàn với sự có mặt của bạn. Những tổn thương mà sự nóng giận có thể gây nên được mô tả qua một câu chuyện nhỏ như sau:

CÂU CHUYỆN VỀ CẬU BÉ VÀ TÚI ĐINH
Ngày xửa ngày xưa có một cậu bé với tính cách hay nổi nóng. Một hôm, cha gọi cậu tới và đưa cho cậu một chiếc túi chứa đầy đinh và nói rằng:
-  Mỗi khi con mất kiểm soát với cảm xúc của mình và tức giận với ai đó, hãy đóng một chiếc đinh lên hàng rào trước nhà.
Ngày đầu tiên, cậu bé đóng tổng cộng 37 chiếc đinh lên hàng rào. Nhưng dần dần, số đinh được đóng lên hàng rào giảm dần. Cậu nhận ra rằng việc kiềm chế cảm xúc dễ dàng hơn rất nhiều so với việc đóng những chiếc đinh lên hàng rào gỗ.
Cuối cùng thì cũng đến một ngày mà cậu không hề nổi nóng với bất cứ ai. Cậu bé ngay lập tức tự hào khoe với cha mình về điều đó. Lần này, cha cậu nói rằng:
-  Bây giờ, mỗi ngày con không tức giận và có thể kiềm chế tốt cảm xúc của bản thân thì hãy nhổ một chiếc định ra khỏi hàng rào.
Thời gian cứ trôi, rồi cũng tới một ngày cậu nhổ hết những chiếc đinh mình từng đóng lên hàng rào. Người cha nói nhỏ nhẹ với cậu:
-  Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh con để lại trên hàng rào xem. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lổ đinh này, chúng để lại những vết thương khó rất khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương dù lành nhưng vết sẹo cũng còn để lại mãi mãi.
Chế ngự cơn nóng giận và rèn luyện cho bản thân sự điềm tĩnh
Rất nhiều những người có khả năng chế ngự cơn giận đã khuyên chúng ta rằng khi cơn giận đột ngột ập tới, hãy đếm từ 1 đến 100 hay hít thở thật sâu trước khi phản ứng lại. Thật sự thì tôi không nghĩ phương pháp này hiệu quả cho lắm. Một khi bạn đã bị kích động bởi sự nóng giận, thật không thể nào mà bình tĩnh ngồi xuống và thong thả đếm ngón tay trước khi có bất cứ hành động nào. Thay vào đó, tốt nhất là chúng ta nên rèn luyện cho tâm trí của mình biết cách giải quyết những cơn nóng giận này trước khi đối mặt với chúng. Ý tôi là chúng ta cần thay đổi hoàn toàn lối suy nghĩ. Nếu vậy, mỗi khi có ai đó làm bạn phát cáu, bạn sẽ biết chắc rằng mình đã sẵn sàng để chế ngự chúng.
Thay đổi cách nhìn cuộc sống. Mặc dù có thể bạn không ý thức rõ ràng điều này, nhưng lý do khiến bạn dễ nổi nóng nghe qua hơi khó tin một chút, đó là bởi bạn trông đợi rằng cuộc sống sẽ luôn xảy ra theo cách bạn mong muốn. Vậy nên khi mọi việc không như bạn tưởng tượng, bạn sẽ cảm thấy giống như mình đang đi chệch ra khỏi những gì đã lên kế hoạch. Thực tế là bạn nên chấp nhận rằng cuộc sống luôn xảy ra theo cách vô cùng hỗn loạn và không thể dự đoán trước – đó mới đúng là trật tự của thế giới. Hãy cố gắng từ bỏ hy vọng hão huyền của bạn về một cuộc sống có-thể-dự-đoán-trước và bạn sẽ thấy việc chế ngự cơn nóng giận giờ đây trở nên thật dễ dàng.


Thay đổi cả cách nhìn của bạn với bản thân. Trong khi một vài người cho rằng nguồn gốc của sự nóng giận chính là nỗi sợ hãi, tôi lại cho rằng chúng đến từ tính ích kỉ. Những gã đàn ông nóng tính không chỉ tin tưởng rằng mọi chuyện sẽ xảy ra một cách trôi chảy, anh ta còn ĐÒI HỎI điều đó. Những người như vậy luôn cảm thấy mình tốt hơn người khác và tin rằng việc mọi người đồng ý, tôn trọng, cảm kích và thực hiện theo những gì anh ta mong muốn là hiển nhiên. Bởi thế khi mọi việc đi theo một hướng khác, họ cảm thấy bị tổn thương và tự nhiên thể hiện sự thất vọng đó ra ngoài bằng bằng cơn tức giận. Những người dễ nóng giận cho rằng việc người khác phải chịu đựng khó khăn là điều đương nhiên, nhưng với bản thân anh ta thì lại khác. Vậy nên, để có thể làm chủ cảm xúc của mình, trước hết bạn cần đặt mình ở vị trí ngang với người khác đã.
                                                 

Thay đổi cách nhìn của bạn với những người xung quanh. Khi bạn phát cáu lên rồi cư xử với người khác không được tốt, bạn thường cảm thấy buồn và cố tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân dẫn tới hành động đó.Trong đầu bạn sẽ hiện ra những ý nghĩ kiểu như “Oh, đáng ra mình không nên quát nạt anh ta như thế. Có lẽ là mình quá mệt mỏi bởi thức khuya đêm qua” hay “Mình không nên cắt ngang xe anh ta, nhưng mình cần phải tới cuộc họp đúng giờ nếu không sẽ bị đuổi mất”. Vậy đấy, và khi những người khác làm điều tương tự với bạn, thì bạn lại nổ tung lên với cơn tức giận mà không nghĩ rằng có lẽ họ cũng có những lý do chính đáng. Tất cả chúng ta đều phạm lỗi, bạn cũng không phải ngoại lệ. Tại sao bạn không thông cảm cho người khác như đã thông cảm cho chính bản thân mình? Thế nên hãy thôi nghĩ những điều làm bạn khó chịu chỉ là vấn đề của cá nhân bạn thôi nữa nhé.
Điều khiển cơn nóng giận một cách logic
Tức giận, ngay cả khi có lý do chính đáng, vẫn là điều không nên xảy ra. Bởi vậy, cách để chế ngự chúng đó là hãy suy nghĩ thật logic. Ý tôi là bạn cần rèn luyện cho trí óc của mình để luôn cân nhắc kỹ lưỡng những việc đang xảy ra trước khi có phản ứng với chúng.


Ý thức được sự nóng giận của bạn thân và tìm nguyên nhân gây ra chúng. Những cơn nóng giận thường làm bạn mất đi sự sáng suốt và quên đi đâu mới là chuyện thật sự khiến chúng ta phiền lòng. Chúng ta sẽ nổi xung lên với mục tiêu gần nhất hoặc nguyên nhân mới đây, trong khi lý do thật sự của sự việc vẫn ẩn giấu đâu đó. Bạn cần rèn luyện khả năng kiềm chế để ngồi xuống và sắp xếp lại mọi thứ. Một khi bạn đã phân tích cơn giận dữ một cách lý trí, bạn sẽ xác định được gốc rễ của vấn đề. Một phần nguyên nhân khiến chúng ta cáu bẳn là vì không thực sự hiểu được lý do. Hãy tưởng tượng lúc máy bay bị chậm. Khi chưa có lý do gì được đưa ra, hành khách sẽ thường khó chịu hơn là khi mọi chuyện đã rõ ràng. Hiểu được nguyên nhân gây ra sự giận dữ sẽ giúp chúng ta tháo ngòi nổ của nó. Một khi đã dò được đến tận cùng, bạn sẽ có thể giải quyết tình huống một cách chin chắn và dứt khoát.


Vui vẻ chấp nhận rằng đôi khi lý do của cơn nóng giận đến từ chính bạn. Lý do khiến bạn mắc kẹt trong vụ tắc đường thực ra là bởi bạn rời nhà muộn hơn bình thường 10 phút. Hay lý do mà bạn tức giận khi bị vợ mình cằn nhằn mãi vì chuyện không cắt cỏ, là bởi bạn thật sự đã quên làm chúng.


Học cách tự hỏi bản thân: Đây là tình huống mà tôi có thể hay không thể thay đổi? Nếu như trong trường hợp có ai đó làm bạn nổi giận vì những chuyện mà bạn hoàn toàn có thể thay đổi, vậy thì chẳng có gì phải nóng giận cả. Thay vì để đầu óc bốc hỏa, hãy dành năng lượng đó lên một kế hoạch làm việc để giải quyết vấn đề. Còn giả sử đó là chuyện mà bạn không thay đổi được, thì cũng chả khác là mấy, bạn vẫn chẳng cần phải nóng giận. Không có lý do gì mà bạn lại phải cố gắng thay đổi một thứ khỏi quỹ đạo của chúng. Đàn ông chúng ta bẩm sinh là những người giải quyết vấn đề, chúng ta muốn đưa ra giải pháp cho mọi thứ. Nhưng thực chất, trở thành đàn ông còn có nghĩa là chúng ta nên học cách chung sống hòa bình với những điều mình không thay đổi được.


[1] ???